Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Thứ năm - 19/11/2020 15:05
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Người nước ngoài có được quyền sử hữu nhà ở tại Việt Nam
Người nước ngoài có được quyền sử hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo Điều 7 Luật Nhà ở 2014 có quy định cá nhân nước ngoài cũng là một trong các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể:

  1. Về đối tượng sở hữu 

Được quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có: “Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Điều kiện để cá nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm 2 điều kiện sau:

  • Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
  • Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh gồm: Không đủ 2 điều kiện nêu trên; Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.; Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.; Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; Vì lý do thiên tai; Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  1. Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014 là: “phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật”. 

Cụ thể điều kiện này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

  1. Về hình thức sở hữu, Khoản 2 Điều 159 quy định 02 hình thức sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài như sau:
  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
  1. Về thời hạn sở hữu nhà ở, được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”

  1. Về số lượng nhà ở mà cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam được quy định tại Điều 76 Nghị Định 99/2015/NĐ-CP:
  • Đối với tòa nhà chung cư: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ: Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:
  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
  • Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
      ► Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây