Nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM chấp nhận tạm dừng sản xuất

Thứ tư - 14/07/2021 09:04
Không ít doanh nghiệp không thể bố trí đảm bảo phòng dịch như yêu cầu của TP.HCM nên đành chấp nhận tạm dừng hoạt động sản xuất trong những ngày tới.
Nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM chấp nhận tạm dừng sản xuất
Dịch bệnh kéo dài hơn, hàng hóa sẽ được chuyển từ các tỉnh khác như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng đến trực tiếp các điểm bán ở TP.HCM, chứ không thông qua kho tổng. Nếu doanh nghiệp có thể sắp xếp chỗ ăn ở cho người lao động như phương án "3 tại chỗ" mà TP.HCM yêu cầu. Tuy nhiên, tâm lý của nhân viên không tốt.

Phần lớn doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất từ ngày 15/7

Khi dịch bùng phát mạnh, có 4-5 nhân viên đã đồng ý ở lại, nhưng từ ngày Khu chế xuất Tân Thuận bị phong tỏa thì họ thấy việc đi lại, ăn ở khó khăn nhiều nên về. Bây giờ nhân viên, công nhân vẫn tình nguyện ở lại công ty để làm việc, nhưng chỉ có chọn phương án dừng hoạt động để đảm bảo an toàn và tâm lý tốt nhất cho nhân viên.

Phần lớn doanh nghiệp trong ngành cũng chấp nhận tạm ngưng sản xuất do số lượng công nhân ở lại không đảm bảo để duy trì hoạt động.

Thứ nhất là cơ sở vật chất của nhà máy không thể đáp ứng. Thứ hai là tâm lý của người lao động không tốt, nhiều lắm là cỡ 1/3 lao động chịu ở lại, mà như vậy thì không thể sản xuất được.

Với những doanh nghiệp quyết định đóng cửa tạm thời, doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ lương cho công nhân tùy khả năng, bởi ưu tiên cao nhất hiện nay là đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Đây là một sự đứt gãy lớn của nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp hiện nay không còn nghĩ đến thiệt hại nữa, nên doanh nghiệp chỉ quan tâm đến an toàn cho xã hội và chính người lao động của mình. Tình hình đến đâu thì doanh nghiệp sẽ ứng phó đến đó.

Các địa phương xung quanh TP.HCM cũng đang áp dụng Chỉ thị 16, do đó hàng hóa khó lưu thông và khó tiếp cận người mua. Do đó, dù có cố gắng bố trí để tiếp tục sản xuất cũng không hiệu quả.

Doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu ứng phó ra sao?

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu đều phải cố gắng đáp ứng yêu cầu của UBND TP.HCM để có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Đa số những đơn vị này đã có sự chuẩn bị từ trước nên không quá hoang mang.

Thực tế, đại diện một tập đoàn tại thành phố HCM đã bố trí cho khoảng 700 công nhân ở lại 2 nhà máy sản xuất dầu ăn từ cách đây một tháng. Nhà máy sản xuất kem cũng áp dụng "3 tại chỗ" với khoảng 330 nhân sự trong 10 ngày qua.

Ngoài 3 bữa ăn chính mỗi ngày, doanh nghiệp cung cấp thêm các loại thực phẩm khác như nước cam, sữa chua để tăng cường sức khỏe cho công nhân. Vài ngày đầu một số người lao động còn hơi khó chịu, nhưng sau đó thì đã ổn định tâm lý trở lại. Họ xác định ở lại đến khi hết dịch.

Kết luận cuộc họp báo cáo về tình hình công tác phòng chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày 13/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu doanh nghiệp chỉ được phép tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo một trong hai điều kiện sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm "3 tại chỗ", gồm sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ.

Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện được phương châm "1 cung đường - 2 địa điểm", chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định các doanh nghiệp; thực hiện xét nghiệm đối với công nhân định kỳ 7 ngày/lần, chi phí do doanh nghiệp tự chi trả. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo theo yêu cầu nêu trên thì dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7 cho đến khi có chỉ đạo mới.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây