Sống Thực Tế Giữa Đời Thực Dụng

Thứ năm - 02/02/2017 13:18
Trưởng thành là khi chúng ta hiểu ra rằng, không thể sống quá thật thà, quá trong sáng giữa cuộc đời đầy biến cố này. Thay vì kêu than “Thế giới này thực tế đến thực dụng!”, sao bạn không tự hỏi “Thực tế có gì không tốt?” Ít nhất, thực tế sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, dạy bạn cách vượt qua nghịch cảnh, trung thực với chính mình.
Sống Thực Tế Giữa Đời Thực Dụng
Tiền - không thể không thích
 
Sống đủ lâu bạn sẽ hiểu rằng không ai lại không thích tiền. Nhưng hầu hết mọi người – đặc biệt là người Việt Nam – lại ngại nhận mình thích tiền và khó để trình bày quan điểm bản thân về chuyện tiền bạc. “Tôi thích tiền, tôi thích những đồng tiền có lai lịch trong sạch rõ ràng, ẩn chứa hương vị của sự vất vả và kiên định, để khi cùng bạn trai hẹn hò tôi có thể phóng khoáng cầm lấy hóa đơn nói để em trả; để những khi buồn, có thể tự mình đi ăn một bữa ngon tại một nhà hàng sang trọng nhất mà không cần phải cân nhắc giá cả trên thực đơn; để sau này nếu bị thất tình, tôi vẫn có căn hộ hai phòng ngủ một phòng khách để trở về”.
 
Đồng tiền chưa bao giờ xấu xa, nó chỉ là một công cụ không thể thiếu của cuộc sống. Đồng tiền thay đổi theo ý muốn của chính chúng ta. Chính sự tham lam và biến chất của chúng ta làm cho đồng tiền trở nên xấu. Có gì sai khi bạn trở nên giàu có, khi bạn lao đầu vào công việc để kím tiền chân chính. Khi bạn gạt bỏ nhiều thứ xung quanh để tập trung cho mục tiêu của đời mình?!
 
Cuộc đời luôn bất công, nhưng đó không phải là lý do để bạn dừng lại và than trách. Bất công giúp bạn chứng minh được rằng nỗ lực của bản thân bạn sẽ được thưởng xứng đáng. Sống thực tế giữa đời thực dụng bao gồm rất nhiều câu truyện khác nhau trong cuộc sống xung quanh.
 
Nhưng như quy luật từ xa xưa của cuộc sống, ai càng cố gắn, nỗ lực và không từ bỏ người đó càng tự do và mạnh mẽ. Cơ hội không thiếu, quan trọng bạn đã chuẩn bị được gì để bắt lấy, khi “nó” đến. Khi bạn độc lập về kinh tế, bạn có quyền lựa chọn. Có quyền chọn cho mình cách sống, cách nhìn nhận mọi thứ và cả chọn một nửa còn lại của mình.
 
Làm gì khi không hiểu chính mình?
 
Có bao giờ bạn từng nghĩ đến, bản thân mình không biết mình thích việc gì. Đi làm mỗi ngày với đầu óc trống rỗng không vui vẻ, cũng chẳng một chút đam mê. Hoàn thành một công việc vô hồn không thú vị. Rất nhiều người nói, tôi không biết mình thích công việc gì, phải làm sao đây? Sự mờ mịt này là trạng thái của đa số mọi người hiện nay.
 
Làm gì khi chính bạn không hiểu bản thân mình?
 
Sống thực tế nghĩa là bạn hãy bỏ thời gian của bản thân để tự nói chuyện với mình. Việc gì khiến bạn tốn nhiều thời gian nhất. Chuyên ngành của bạn có thực sự làm bạn vui. Tự chấp nhận đau một lần để nhìn nhận rằng bạn không thích công việc hiện tại, không thích cả con người mình hiện tại. Chắc chắn bạn sẽ có một công việc thích làm – shopping, phối những bộ đồ đẹp, trang điểm mỗi ngày…vv dù việc này không hề liên quan đến công việc bạn đang làm nhưng nó thực sự làm bạn vui và chấp nhận tốn thời gian cho nó.
 
Sở thích thoạt nhìn không đặc biệt, nhưng chỉ cần bạn bằng lòng cố gắng, nó hoàn toàn có thể trở thành định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Hay chí ít nó cũng là thứ giúp bạn có động lực và mục tiêu để phấn đấu mỗi ngày.
 
“Đừng biến sở thích trở thành nghề nghiệp, bạn sẽ hủy hoại sở thích của chính mình” là một trong những câu nói tôi ghét nhất, phi lý nhất, nó đã cản trở bước tiến của rất nhiều thế hệ. Nếu biến sở thích thành nghề nghiệp, sở thích sẽ biến mất, vậy thì đó không phải sở thích, nó chỉ là suy nghĩ nhất thời của bạn mà thôi. Bạn cần nghiêm túc suy xét kỹ.
 
 
Bạn có đủ tình yêu và nhiệt huyết dành cho nó không?
Bạn có sẵn sàng trả bất cứ giá nào, sẵn sàng học tập, nỗ lực, sáng tạo vì nó không?
 
Vì yếu đuối nên phải học cách trưởng thành.
 
“Con người sẽ trưởng thành ba lần. Lần đầu là khi nhận ra mình không phải trung tâm thế giới. Lần thứ hai là khi phát hiện ra dù cố gắng đến đâu vẫn có những việc cảm thấy thật bất lực. Lần thứ ba là khi biết rõ có những việc bản thân không thể làm được nhưng vẫn cố gắng tranh đấu đến cùng.”
 
Mỗi người trưởng thành đều phải trả giá bằng thời gian và cảm xúc. Kinh nghiệm được đúc kết chính từ những việc bạn trải qua và cảm xúc bạn nhận được. Nếu thiếu một trong hai bạn chưa thể trưởng thành được. Bạn đã lớn đủ để hiểu rằng không có con đường nào trải hoa hồng, cũng không có nụ cười nào chưa qua những giọt nước mắt. Không phủ nhận có những người sinh ra ở “vạch đích”. Nhưng đó không phải lý do để bạn dừng cố gắn. Dù họ sinh ra ở đâu họ vẫn chạy, có chăng chúng ta đã chấp họ một quãng dài.
 
“Khi bạn chưa đủ mạnh mẽ, cơ hội dù là nhỏ nhất cũng không đến với bạn. Khi bạn đủ tài giỏi, bạn chẳng thể ngăn nổi hàng vạn cơ hội đến với mình, mọi thứ bạn muốn đều chủ động chạy về phía bạn.
 
Thế giới này làm gì có đưa than ngày tuyết rơi, chỉ có dệt hoa lên gấm thôi. Bạn muốn được người khác dệt hoa lên gấm, trước tiên bạn phải trở thành gấm đã.“ Tất cả mọi thứ người thành đạt có được đều giấu phía sau những giọt nước mắt, mồ hôi.
 
Vì nghèo nên phải cố gắng. Vì yếu đuối nên càng phải học cách trưởng thành. Tình yêu tốt nhất chính là cả hai người cùng phấn đấu, cùng cố gắng...
 
Trong tác phẩm Sống thực tế giữa đời thực dụng không thể không nhắc đến sự mạnh mẽ và tự chủ trong tình yêu. Dường như xuyên suốt tác phẩm tác giả hướng đến những cô gái – những người yếu đuối và thường thiệt thòi trong mọi việc.
 
“Một người đàn ông một năm thu nhập 100 nghìn, muốn đưa cho bạn cả 100 nghìn; một người đàn ông khác thu nhập một năm 10 triệu, muốn đưa cho bạn 1 triệu, số còn lại để dành riêng cho bản thân anh ta, bạn chọn ai?
 
Nếu là tôi, tôi sẽ lựa chọn người đàn ông đưa cho tôi 100 nghìn, sau đó bản thân tôi sẽ tự đi kiếm thêm 1 triệu.
 
Tình yêu tốt nhất chính là cả hai người cùng phấn đấu, cùng cố gắng kiếm tiền, cách kiếm tiền như thế ổn định hơn nhiều. Tại sao phải mòn mỏi chờ đợi người đàn ông đến bố thí, ban phát cho mình, trong khi bạn hoàn toàn có thể tự kiếm tiền, thích cho ai thì cho, tiêu vào việc gì thì tiêu, như thế vừa thoải mái vừa ngầu biết bao nhiêu.
 
Không phải tiền của người đàn ông nào cũng xứng đáng để tôi tiêu. Đây mới là cảnh giới cao nhất của phụ nữ, đúng không?”
 
Bạn có khi nào tự hỏi – Bạn bè ai cũng có công việc tốt, có nhà có xe, còn mình thì mãi làm lương ba cọc ba đồng chẳng đủ sống; rồi bố mẹ suốt ngày so sánh bạn với đứa A, con B; áp lực phải tìm được một người yêu tốt, hợp nhãn với bố mẹ để đưa về ra mắt… Bạn có tự hỏi: “Làm thế nào để sống vui vẻ trong thế giới khốn kiếp này?”.
 
"Thế giới này luôn có những người xinh đẹp, luôn có những người càng ngày càng xinh đẹp, tại sao người đó không thể là bạn?"

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây